• Connect with us:

Ngành Xây Dựng Là Gì? Học Ngành Kỹ Thuật Xây Dựng Ra Trường Làm Gì

Ngành xây dựng luôn giữ vai trò rất lớn trong nền kinh tế của một quốc gia, để hiểu ngành xây dựng là gì? học kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì? Các bạn hãy xem tại bài viết này.

Ngành xây dựng nắm giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, giúp nâng cao năng lực sản xuất, năng lực phục vụ cho các ngành nghề khác, thúc đẩy sự phát triển cho các ngành kinh tế liên quan và tạo nên một hệ thống tài sản cố định.

Việt Nam đang tiến tới top 3 quốc gia có ngành xây dựng phát triển nhanh nhất châu Á, tính đến năm 2020 nước ta có hơn 4 triệu lao động trong ngành xây dựng, dự tính tới đây mỗi năm nước ta cần tới 400.000 - 500.000 lao động, đó là cơ hội nghề nghiệp rất tốt cho các bạn trẻ yêu thích ngành xây dựng. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngành xây dựng là gì cùng mọi thông tin cần biết về ngành học này và đồng thời cũng tìm hiểu về ngành kỹ thuật xây dựng một chuyên ngành thuộc nhóm ngành xây dựng.

Ngành xây dựng là gì

Ngành xây dựng là gì

-Ngành xây dựng có tên tiếng Anh là Construction industry đây là ngành thực hiện các các họat động thiết kế, thi công, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, dân dụng, công nghiệp…phục vụ đời sống con người: nhà cửa, trường học, bệnh viện, cầu đường…

-Ngành kỹ thuật xây dựng (một số trường Đại học gọi là công nghệ kỹ thuật xây dựng hay kỹ thuật công trình xây dựng) có mã ngành 7580201, đây là chuyên ngành đào tạo các kỹ sư xây dựng công trình có trách nhiệm và vai trò thiêt kế, thi công giám sát, tính toán khối lượng , lên dự án và nghiên cứu những kỹ thuật xây dựng mới.

-Một quốc gia muốn phát triển thì phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản về cơ sở hạ tầng: điện đường trường trạm, để đạt được những điều kiện này thì ngành xây dựng đóng một vai trò thiết yếu. Ngành xây dựng phát triển mới có thể kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác trong nền kinh tế. Có thể khẳng định rằng ngành cây dựng là nhân tố quyết định quy mô, trình độ kỹ thuật của nền kinh tế và giúp kiểm soát điều tiết kinh tế.

Các chuyên ngành của ngành xây dựng

-Kỹ thuật xây dựng.

-Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ.

-Kỹ thuật xây dựng công trình biển.

-Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.

-Kỹ thuật cơ sở hạ tầng.

-Địa kỹ thuật xây dựng.

-Kỹ thuật tài nguyên nước.

-Kỹ thuật cấp thoát nước.

-Kinh tế xây dựng.

-Quản lý xây dựng.

Ngành kỹ thuật xây dựng

Ngành kỹ thuật xây dựng học những kiến thức gì

-Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết của một kỹ sư xây dựng, các kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.

-Được trang bị đầy đủ  kiến thức về phần mềm thiết kế, toán ứng dụng và những lĩnh vực liên quan đến xây dựng như: kết cấu xây dựng, trắc địa…

-Được đào tạo chuyên sâu về tiếng Anh chuyên ngành, tin học và các môn cơ sở ngành như: Hình học họa hình, Sức bền vật liệu, Địa chất, Cơ học kết cấu…

-Được đào tạo chuyên sâu về khả năng kiểm tra chất lượng vật liệu, chat luowngk công trình cũng như các quy trắc an toàn lao động.

-Được học những kiến thức chuyên sâu về xử lý nền móng, xử lý gia cố công trình…

Học ngành kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì

-Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tư vấn xây dựng, thi công xây dựng dự án với các vị trí như: tư vấn viên xây dựng, chuyên viên dự toán, chuyên viên thiết kế, chuyên viên -thẩm định…

-Đảm nhận công việc kỹ sư xây dựng tại các công trường xây dựng đảm nhiệm các công việc thiết kế,thi công, giám sát, thẩm định và nghiệm thu công trình.

-Làm kỹ sư xây dựng trong các công ty, phân xưởng, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị xây dựng, nắm giữ các vị trí như: giám sát nội bộ, quản  lý chất lượng…

-Tự thành lập công ty riêng chuyên về thiết kế, giám sát, lập dự án thi công các công trình xây dựng.

-Làm việc tại các ban quản lý dự án xây dựng tại Sở xây dựng, Bộ xây dựng các phòng quản lý đô -thị hay các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.

-Làm những công việc như thiết kế, thi công giám sát và quản lý dự án các công trình xây dựng dân dung, giao thông, thủy lợi…

-Làm giáo viên giảng dạy tại các trường có ngành kỹ thuật xây dựng.

Mức lương ngành kỹ thuật xây dựng

Mức thu nhập của ngành xây dựng được đánh giá khá cao, sinh viên khi mới ra trường sẽ có mức lương từ 8 – 10 triệu, với nhưng kỹ sư đã có kinh nghiệm làm việc thì mức lương sẽ từ 30 – 50 triệu và có thể cao hơn tùy vào vị trí và quy mô công ty làm việc.

Các trường Đại học có ngành xây dựng

Miền Bắc Và Hà Nội

-Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên.

-Đại Học Hàng Hải.

-Trường Đại Học Hồng Đức.

-Trường Đại Học Chu Văn An.

-Đại Học Công Nghệ Đông Á

- Trường Đại Học Lương Thế Vinh

- Trường Đại Học Kinh Bắc

- Đại Học Quốc Tế Bắc Hà

- Học viện Nông nghiệp Việt Nam

- Đại học Giao thông vận tải

- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

- Đại học Kiến trúc Hà Nội

- Đại học Lâm nghiệp

- Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội

- Đại học Thủy lợi

- Đại học Xây dựng

- Đại học Đông Đô

-Đại học Phương Đông

- Đại học Đại Nam

- Đại học Hòa Bình

- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

- Trường Đại học Phenikaa

Miền Trung

-Trường Đại học Vinh

-Trường Đại học Hà Tĩnh

-Trường Đại học Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng

-Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Đại học Đà Nẵng

-Trường Đại học Xây dựng Miền Trung

-Trường Đại học Dân lập Duy Tân

-Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

-Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân

Miền Nam và Tp. HCM

-Đại học Bách Khoa TPHCM

-Đại học Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM

-Đại học Công nghiệp TP.HCM

-Đại học Giao thông vận tải - Cơ sở 2

-Đại học Giao thông vận tải TP.HCM

-Đại học Kiến trúc TP.HCM

-Đại học Mở TP.HCM

-Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

-Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

-Đại học Thủy lợi – Cơ sở 2

-Đại học Tôn Đức Thắng

-Đại học Công nghệ Sài Gòn

-Đại học Công nghệ TP.HCM

-Đại học Nguyễn Tất Thành

- Đại học Quốc tế Hồng Bàng

-Đại học Văn Lang

-Đại học Việt - Đức

-Trường Đại học Cần Thơ

-Trường Đại học Lâm nghiệp – Cơ sở 2

-Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

-Trường Đại học Thủ Dầu Một

-Trường Đại học Trà Vinh

-Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

-Trường Đại học Công nghệ Miền Đông

-Trường Đại học Dân lập Cửu Long

-Trường Đại học Bình Dương

 

Ngành kỹ thuật xây dựng thi khối nào

Dưới đây là  các khối thi đại học ngành xây dựng, các bạn hãy lựa chọn khối thi phù hợp với năng lực học tập của mình.

-Khối A00 Toán, Vật lý, Hóa học.

-Khối A01 Toán, Vật lý, Tiếng Anh.

-Khối A02 Toán, Vật lý, Sinh học.

-Khối A04 Toán, Vật lý, Địa lý.

-Khối A10 Toán, Vật lý, Giáo dục công dân.

-Khối B00 Toán, Hóa học, Sinh học.

-Khối C01 Ngữ văn, Toán, Vật lý.

-Khối C02 Ngữ văn, Toán, Hóa học.

-Khối C14 Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân.

-Khối C15 Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội.

-Khối D07 Toán, Hóa học, Tiếng Anh.

-Khối D09 Toán, Lịch sử, Tiếng Anh.

-Khối D84 Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh.

-Khối D90 Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.

Ngành kỹ thuật xây dựng lấy bao nhiêu điểm

Ngành kỹ thuật xây dựng lấy bao nhiêu điểm

Điểm chuẩn ngành xây dựng sẽ tùy thuộc vào hình thức tuyển sinh và tổ hợp môn xét tuyển của các trường Đại học, năm 2020 điểm của ngành xây dựng dao động từ 16 - 24 điểm. Để xem chi tiết điểm chuẩn của các trường các bạn hãy xem tại chuyên mục điểm chuẩn Đại học.

Các môn học ngành kỹ thuật xây dựng

Triết học

Kinh tế chính trị

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

Pháp luật đại cương

Anh văn căn bản 1

Anh văn căn bản 2

Anh văn căn bản 3

Toán cao cấp 1

Toán cao cấp 2

Tin học cơ bản

Lý thuyết xác suất thống kê toán

Đại số tuyến tính

Vật lý đại cương

Vật lý đại cương – thực hành

Giáo dục thể chất 1

Giáo dục thể chất 2

Giáo dục thể chất 3

Giáo dục quốc phòng – an ninh*

Hình họa & vẽ kỹ thuật

Cơ học lý thuyết

Địa chất công trình

Sức bền vật liệu

Sức bền vật liệu - Thực hành

Cơ học kết cấu 1 (tĩnh định)

Cơ học kết cấu 2 (siêu tĩnh)

Thủy lực

Cơ học đất

Cơ học đất - Thực hành

Trắc địa

Trắc địa - Thực hành

Vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng - Thực hành

Kỹ thuật điện xây dựng

Kỹ thuật an toàn lao động

Thực tập kỹ thuật viên kiến trúc

Anh văn chuyên ngành

Kiến trúc dân dụng và công nghiệp

Kiến trúc dân dụng và công nghiệp – Đồ án

Kết cấu bê tông cốt thép 1- cấu kiện cơ bản

Kết cấu bê tông cốt thép 1 - Đồ án

Kết cấu bê tông cốt thép 2 (kết cấu nhà)

Kết cấu bê tông cốt thép 2 - Đồ án

Máy xây dựng

Nền và móng

Nền và móng - Đồ án

Cấp thoát nước

Kỹ thuật thi công

Kỹ thuật thi công - Đồ án

Tổ chức thi công

Tổ chức thi công - Đồ án

Tin học ứng dụng – kỹ thuật 1 (Autocad 2D)

Tin học ứng dụng – kỹ thuật 2 (SAP)

Tin học ứng dụng – kỹ thuật 3 (ETABS)

Cấu kiện thép cơ bản

Phương pháp nghiên cứu và viết báo cáo khoa học

Kết cấu thép nhà công nghiệp

Kết cấu thép - Đồ án

Giới thiệu ngành XD, Tham quan công trình

Thí nghiệm công trình

Thí nghiệm công trình - Thực hành

Luật xây dựng

Dự toán công trình

Kết cấu nhà cao tầng bê tông cốt thép

Xử lý nền đất yếu cho công trình *

Thực tập tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp

Kết cấu bê tông cốt thép đặc biệt

Thiết kế một công trình dân dụng

Theo đuổi ngành xây dựng cần đáp ứng những yêu cầu gì

-Có đam mê với lĩnh vực kỹ thuật xây dựng, có tư duy sáng tạo đột phá

-Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao trong công việc.

-Có khả năng học tốt các môn tự nhiên, có tư duy logic, tính toán nhanh nhạy.

-Có tinh thần tự học cao, nhanh nhạy biết năm bắt xu thế thị trường.

-Am hiểu các kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý các vùng miền .

-Luôn có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm tốt.

-Khả năng giao tiếp tốt, biết trình bày và thuyết trình.

Nếu như bạn hội tụ đầy đủ những tốt chất này, hoặc có quyết tâm thay đổi rèn luyện bản thân phù hợp với những yêu cầu trên  thì bạn hoàn toàn có thể theo đuổi ngành kỹ thuật xây dựng.

Trên đây là mọi thông tin chi tiết về ngành xây dựng và kỹ thuật xây dựng diễn đàn tuyển sinh 24h đã tổng hợp lại, qua nội dung bài viết này chắc các em đã hiểu rõ hơn về ngành này và có thêm kiến thức để lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Chúc các em thành công.

Tìm Hiểu Về Ngành Xây Dựng: Hành Trình Kiến Tạo Nên Những Công Trình Bền Vững

Ngành xây dựng là một trong những ngành nghề quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Từ những ngôi nhà nhỏ bé đến những tòa nhà chọc trời, từ những cây cầu bắc qua sông đến những con đường cao tốc vươn dài, tất cả đều là sản phẩm của ngành xây dựng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành xây dựng là gì, quá trình đào tạo như thế nào, và những môn học nào sẽ được học trong chương trình đào tạo ngành xây dựng.

1. Ngành Xây Dựng Là Gì?
Ngành xây dựng là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế, thi công, quản lý và bảo trì các công trình xây dựng như nhà ở, cầu đường, đập nước, nhà máy, và các công trình công cộng khác. Ngành này không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn về kỹ thuật mà còn cần sự sáng tạo, khả năng quản lý và giải quyết vấn đề.

Xây dựng được chia thành nhiều lĩnh vực nhỏ hơn như xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng cầu đường, xây dựng thủy lợi, và xây dựng hạ tầng đô thị. Mỗi lĩnh vực có những đặc thù riêng, nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là tạo ra những công trình an toàn, bền vững và hiệu quả.

2. Đào Tạo Ngành Xây Dựng Như Thế Nào?
Để trở thành một kỹ sư xây dựng, bạn cần trải qua quá trình đào tạo bài bản tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các trung tâm đào tạo nghề. Thời gian đào tạo thường kéo dài từ 4 đến 5 năm tùy thuộc vào chương trình học và bằng cấp mà bạn theo đuổi.

2.1. Các Bậc Đào Tạo
Cao đẳng: Chương trình cao đẳng thường kéo dài từ 2 đến 3 năm, tập trung vào các kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành trong ngành xây dựng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí như kỹ thuật viên, giám sát công trình, hoặc tham gia vào các dự án xây dựng quy mô nhỏ.

Đại học: Chương trình đại học kéo dài từ 4 đến 5 năm, cung cấp kiến thức chuyên sâu về lý thuyết và thực hành trong ngành xây dựng. Sinh viên tốt nghiệp đại học có thể đảm nhận các vị trí như kỹ sư thiết kế, kỹ sư thi công, quản lý dự án, hoặc thậm chí là nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực xây dựng.

Sau đại học: Đối với những ai muốn nâng cao kiến thức và chuyên môn, các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ trong ngành xây dựng sẽ là lựa chọn phù hợp. Các chương trình này tập trung vào nghiên cứu chuyên sâu, phát triển công nghệ mới, và giải quyết các vấn đề phức tạp trong xây dựng.

2.2. Phương Pháp Đào Tạo
Lý thuyết kết hợp thực hành: Ngành xây dựng là một ngành ứng dụng cao, do đó, chương trình đào tạo luôn chú trọng đến việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sinh viên sẽ được học các môn học lý thuyết như toán học, vật lý, cơ học, và các môn học chuyên ngành như kết cấu công trình, vật liệu xây dựng, và quản lý dự án. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được tham gia các buổi thực hành tại phòng thí nghiệm, các chuyến tham quan công trình, và các kỳ thực tập tại các công ty xây dựng.

Đào tạo kỹ năng mềm: Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành xây dựng còn được đào tạo các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng này rất quan trọng trong môi trường làm việc thực tế, nơi mà sự hợp tác và phối hợp giữa các bộ phận là yếu tố then chốt để hoàn thành dự án.

3. Chương Trình Học Ngành Xây Dựng
Chương trình học ngành xây dựng được thiết kế để cung cấp cho sinh viên một nền tảng kiến thức vững chắc và toàn diện về các khía cạnh khác nhau của ngành. Dưới đây là một số môn học tiêu biểu mà sinh viên ngành xây dựng sẽ được học:

3.1. Các Môn Học Cơ Bản
Toán học: Toán học là nền tảng quan trọng trong ngành xây dựng, giúp sinh viên phát triển tư duy logic và khả năng tính toán. Các môn học như toán cao cấp, toán ứng dụng, và phương pháp tính toán sẽ được giảng dạy trong những năm đầu tiên.

Vật lý: Vật lý cung cấp kiến thức về các nguyên lý cơ bản như lực, chuyển động, và năng lượng, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các hiện tượng vật lý trong xây dựng.

Cơ học: Cơ học là môn học quan trọng giúp sinh viên hiểu về sự cân bằng và chuyển động của các vật thể, từ đó áp dụng vào việc tính toán và thiết kế các kết cấu công trình.

3.2. Các Môn Học Chuyên Ngành
Kết cấu công trình: Môn học này tập trung vào việc thiết kế và tính toán các kết cấu chịu lực của công trình như dầm, cột, sàn, và móng. Sinh viên sẽ học cách sử dụng các phần mềm chuyên dụng để phân tích và thiết kế kết cấu.

Vật liệu xây dựng: Môn học này giới thiệu về các loại vật liệu xây dựng phổ biến như bê tông, thép, gỗ, và gạch. Sinh viên sẽ học về tính chất, ứng dụng, và cách sử dụng các vật liệu này trong thực tế.

Thiết kế kiến trúc: Môn học này giúp sinh viên hiểu về các nguyên tắc thiết kế kiến trúc, từ đó có thể phối hợp với kiến trúc sư để tạo ra các công trình đẹp mắt và chức năng.

Quản lý dự án xây dựng: Môn học này cung cấp kiến thức về quy trình quản lý dự án, từ lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, đến giám sát và kiểm soát tiến độ công trình.

Kỹ thuật thi công: Môn học này tập trung vào các phương pháp và kỹ thuật thi công công trình, bao gồm cả việc sử dụng máy móc và thiết bị xây dựng.

3.3. Các Môn Học Tự Chọn và Chuyên Sâu
Tùy thuộc vào định hướng nghề nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn các môn học tự chọn và chuyên sâu trong các lĩnh vực như xây dựng cầu đường, xây dựng thủy lợi, xây dựng công nghiệp, hoặc xây dựng hạ tầng đô thị. Các môn học này sẽ giúp sinh viên phát triển chuyên môn sâu hơn trong lĩnh vực mà họ quan tâm.

4. Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Ngành Xây Dựng
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành xây dựng có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau. Một số vị trí công việc phổ biến bao gồm:

Kỹ sư thiết kế: Tham gia vào việc thiết kế các công trình xây dựng, từ nhà ở đến các công trình công cộng.

Kỹ sư thi công: Giám sát và quản lý quá trình thi công công trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Quản lý dự án: Lập kế hoạch, điều phối và quản lý các dự án xây dựng từ giai đoạn đầu đến khi hoàn thành.

Kỹ sư kết cấu: Chuyên về tính toán và thiết kế các kết cấu chịu lực của công trình.

Kỹ sư vật liệu: Nghiên cứu và phát triển các loại vật liệu xây dựng mới, cải tiến chất lượng vật liệu hiện có.

5. Kết Luận
Ngành xây dựng là một ngành nghề đầy thách thức nhưng cũng rất hấp dẫn, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và đóng góp to lớn vào sự phát triển của xã hội. Quá trình đào tạo ngành xây dựng không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn rèn luyện kỹ năng thực hành và kỹ năng mềm, giúp sinh viên tự tin bước vào thị trường lao động. Nếu bạn có niềm đam mê với việc kiến tạo nên những công trình bền vững và ý nghĩa, ngành xây dựng chính là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

TIN LIÊN QUAN

xem toàn bộ

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.