Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Là Gì? Các Trường Đại Học Đào Tạo?
Mọi thông tin cần biết về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng các bạn hãy xem nội dung bài viết này để có cái nhìn tổng quát về ngành này và có thêm kiến thức để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với mình.
Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta và có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp, nhất là khi Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do toàn cầu. Vậy ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Ra trường làm gì? Điểm chuẩn ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng bao nhiêu?…Mọi thông tin cần biết các bạn hãy xem tại bài viết này.
Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Thuộc nhóm ngành kinh doanh - quản lý có tên tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management đây là ngành chuyên về lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, quản lý dịch vụ lưu trữ, vận chuyển, xử lý hàng hóa. Trong đó Logistics là những hoạt động vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dụng, ngoài ra thì còn xây dựng kế hoạch và quản lý nguồn nguyên liệu hàng hóa, quản lý khi bãi, phương tiện vận tải, quản lý hàng tốn kho, hoạch định cung - cầu, tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới, đóng gói hàng hóa, chăm sóc khách hàng…Quản lý chuỗi cung ứng là những hoạt động liên quan đến việc tìm kiếm nguồn cung cấp và thu mua hàng hóa, đánh giá nhu cầu thì trường, thực hiện công tác quản lý các hoạt động trong Logistics.
Hiện nay tại Việt Nam có hơn 15.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng, chỉ tính riêng năm 2020 nhu cầu nhân lực của ngành này lên tới gần 10.000 lao động. Những doanh nghiệp như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, DHL Việt Nam, Bưu chính Việt Nam, Viettel Post, Vietnam Airline…chính là những nhà tuyển dụng lớn nhất hiện nay.
Mã Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng 7510605
Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học những kiến thức gì:
-Sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức về phân tích thị trường, xây dựng kế hoạch chiến lược, kỹ năng tính toán, tin học văn phòng ngoại ngữ…đây là những kiến thức chuyên môn quan trọng hỗ trợ cho công việc sau này của sinh viên.
-Những kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, vận chuyên và giao nhận hàng hóa, quản lý hệ thống kho bãi…cùng với những kiến thức về marketing , tài chính, kế toán.
-Kiến thức tư duy xây dựng hệ thống, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ đưa ra kế hoạch phân phối hàng hóa đến tay khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.
-Học các môn học chuyên ngành như: Quản lý phân phối, nguyên lý ngành, hệ thống thông tin, Quản lý rủi ro và an toàn, Hệ thống vận tải quốc tế…
Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra trường làm gì?
Công việc chính của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng được chia thành 3 mảng đó là: kho hàng, giao nhận và vận tải, mặc dù là một ngành khá mới nhưng có rất nhiều cơ hội việc làm cho những bạn sinh viên lựa chọn ngành học này như:
-Nhân viên phụ trách dịch vụ đóng gói bốc xếp hàng hóa tại các kho bãi, bến tàu, sân bay…hoặc làm việc tại các doanh nghiệp vận tải tư nhân hay của nhà nước.
-Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng, nhân viên tại các đại lý thủ tục hải quan chuyên xây dựng kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
-Trường nhóm hoặc trường phòng kinh doanh, khảo sát thị trường, tìm kiếm nguồn nguyên liệu…
-Nhân viên tại phòng marketing, dịch vụ khách hàng, văn phòng chuyển phát nhanh…
-Tìm kiếm nguồn cung cấp hàng, lựa chọn đơn vị cung cấp, tham gia đàm phán và xây dựng mối quan hệ với những đối tác cung cấp.
-Phân tích số liệu dự đoán nhu cầu và lên kế hoạch sản xuất hàng hóa.
-Nhân viên phòng kinh doanh dịch vụ bảo hiểm tàu, xe, hàng hóa…tại các công ty bảo hiểm.
Mức lương Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng:
Với những sinh viên khi mới ra trường thì mức lương sẽ khoảng 6 - 8 triệu, khi đã có kinh nghiệm làm việc và năm giữ những vị trí như trưởng nhóm hay trưởng phòng thì mức lương sẽ khoảng 12 - 16 triệu, và thu nhập sẽ từ 20 – 100 triệu cho vị trí giám đốc Logistics.
Các môn học của Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng:
Dưới đây là các môn học của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng được lấy nguồn từ trường Đại học quốc tế - ĐHQG TP. HCM các bạn hãy tham khảo.
Học Kỳ 1 |
Tiếng Anh chuyên ngành AE1 |
Giải tích 1 |
Vật lý 1 |
Vật lý 2 |
Giáo dục thể chất 1 |
Hóa học cho Kỹ sư |
Học Kỳ 2 |
Tiếng Anh chuyên ngành AE2 |
Giải tích 2 |
Tư duy phân tích |
Giáo dục thể chất 2 |
Giới thiệu về Logistics & Chuỗi cung ứng |
Vẽ kỹ thuật |
Vật lý 3 |
Học Hè 1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Học Kỳ 3 |
Quản lý sản xuất |
Tin học cho kỹ sư & Lab |
Xác suất thống kê cho kỹ thuật |
Nguyên lý Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng |
Luật kinh doanh |
Học Kỳ 4 |
Kinh tế kỹ thuật |
Vận trù học 1: các mô hình tất định |
Kỹ thuật Thiết kế & Quản lý Nhà kho |
Kế toán tài chính |
Các nguyên lý tiếp thị |
Quản lý xuất nhập khẩu |
Thực tập hè 1 Học Kỳ 5 |
Hệ thống Thông tin trong Chuỗi cung ứng |
Quản lý tồn kho |
Hệ thống nâng chuyển vật liệu |
Quản lý bán lẻ |
Quản lý phân phối |
Môn tự chọn chuyên ngành (chọn 1 môn trong các môn sau đây) |
Vận trù học 2: các mô hình ngẫu nhiên |
Kỹ thuật Hệ thống |
Học Kỳ 6 |
Kỹ năng giao tiếp |
Mô hình hóa và mô phỏng |
Kỹ thuật điều độ trong sản xuất và dịch vụ |
Kỹ thuật dự báo |
Quản lý mua hàng |
Thực tập hè 2 Học Kỳ 7 |
Kỹ thuật ra quyết định |
Hệ thống vận tải và hậu cần quốc tế |
Môn tự chọn chuyên ngành (chọn 2 môn trong các môn sau đây) |
Quản lý chất lượng |
Quản lý dự án |
Thương mại điện tử trong Logistics và Chuỗi cung ứng |
Phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng |
Khởi nghiệp trong Chuỗi cung ứng |
Quản lý rủi ro và an toàn trong Cung ứng |
Khai thác dữ liệu trong chuỗi cung ứng |
Lập kế hoạch & Vận hành cảng biển |
Môn tự chọn tự do (chọn 1 môn trong các môn sau đây) |
Hành vi tổ chức |
Quản lý bán hàng |
Kỹ năng lãnh đạo |
Cơ sở quản lý nhân sự |
Học Kỳ 8 |
Luận văn |
Các Trường Đại Học Đào Tạo Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng:
Hà Nội và miền Bắc:
-Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.
Miền Trung:
Trường Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng.
TP. HCM và miền Nam:
-Đại học Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM.
-Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
-Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu.
-Đại học Quốc tế RMIT.
-Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại TP. HCM.
Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng thi khối nào?
Dưới đây là các khối thi đại học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, các bạn hãy lựa chọn khối thi phù hợp với năng lực học tập của mình.
-Khối A00 - Toán, Lý, Hóa.
-Khối A01 - Toán, Lý, Anh.
-Khối A16 - Toán, Văn, KHTN.
-Khối C01- Toán, Văn, Lý.
-Khối D01 - Toán, Văn, Anh.
-Khối D07 - Toán, Hóa, Anh.
-Khối D90 - Toán, KHTN, Anh.
Điểm chuẩn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Năm 2020 điểm chuẩn ngành công nghệ chế biến thủy sản được các trường lấy từ 20 – 27,5 điểm tùy vào hình thức tuyển sinh và tổ hợp môn xét tuyển của các trường Đại học.
Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cần những tố chất gì?
Để có thể học tốt và làm tốt công việc trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, các bạn cần có những tố chất sau:
-Thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát, có sức khỏe tốt.
-Có khả năng học tốt các môn tin học, ngoại ngữ.
-Có tư duy duy logic, có khả năng xây dựng kế hoạch, sắp xếp công việc.
-Khả năng giao tiếp tốt, có kỹ năng đàm phán thuyết phục và trình bày.
-Có tinh thần trách nhiệm, chịu được áp lực cao trong công việc.
Trên đây là mọi thông tin chi tiết về ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng mà diễn đàn tuyển sinh 24h đã tổng hợp lại, nội dung bài viết sẽ giúp các em đã hiểu rõ hơn về ngành này và có thêm kiến thức để lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Chúc các em thành công.
Tìm Hiểu Về Ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng: Hành Trình Chinh Phục Thế Giới Vận Hành Hiện Đại
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Management - SCM) đã trở thành một trong những ngành nghề quan trọng nhất của nền kinh tế hiện đại. Đây là ngành học không chỉ mang lại cơ hội việc làm rộng mở mà còn đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung Ứng, cách thức đào tạo, cũng như những môn học thú vị mà sinh viên sẽ được trải nghiệm.
1. Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Là Gì?
Logistics là quy trình quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến việc vận chuyển, lưu trữ, và phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nó bao gồm các hoạt động như vận tải, kho bãi, quản lý hàng tồn kho, đóng gói, và xử lý đơn hàng. Mục tiêu của logistics là đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian, địa điểm, và chi phí tối ưu.
Quản lý Chuỗi Cung Ứng (SCM) là một khái niệm rộng hơn, bao gồm toàn bộ quy trình từ việc tìm kiếm nguyên liệu thô, sản xuất, đến phân phối sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng. SCM tập trung vào việc kết nối và tối ưu hóa các mắt xích trong chuỗi cung ứng để tăng hiệu quả, giảm chi phí, và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Hai lĩnh vực này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu logistics là "cánh tay phải" của chuỗi cung ứng, thì SCM chính là "bộ não" điều khiển toàn bộ hệ thống.
2. Tại Sao Nên Học Ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng?
Cơ Hội Việc Làm Rộng Mở: Với sự phát triển của thương mại điện tử và nhu cầu vận chuyển hàng hóa toàn cầu, nhu cầu nhân lực trong ngành này ngày càng cao. Các công ty lớn như Amazon, DHL, FedEx, và các tập đoàn sản xuất đều cần những chuyên gia logistics và SCM.
Mức Lương Hấp Dẫn: Đây là ngành có mức lương cạnh tranh, đặc biệt là với những người có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu.
Môi Trường Làm Việc Năng Động: Bạn sẽ được làm việc trong môi trường đa quốc gia, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và công nghệ hiện đại.
Đóng Góp Thiết Thực: Bạn sẽ trực tiếp tham gia vào quy trình vận hành của doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu lãng phí.
3. Đào Tạo Ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Như Thế Nào?
Các chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung Ứng thường được thiết kế để cung cấp cho sinh viên kiến thức toàn diện về quy trình vận hành, kỹ năng quản lý, và công nghệ hiện đại. Dưới đây là một số hình thức đào tạo phổ biến:
Đào Tạo Đại Học: Các trường đại học cung cấp chương trình cử nhân kéo dài 4 năm, bao gồm cả lý thuyết và thực hành.
Đào Tạo Sau Đại Học: Các chương trình thạc sĩ dành cho những người muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên sâu.
Khóa Học Ngắn Hạn: Các khóa học chứng chỉ hoặc khóa đào tạo ngắn hạn dành cho người đi làm muốn bổ sung kiến thức.
Đào Tạo Trực Tuyến: Nhiều nền tảng giáo dục trực tuyến cung cấp các khóa học về logistics và SCM, phù hợp với người bận rộn.
4. Chương Trình Học Ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Chương trình học của ngành này được thiết kế để trang bị cho sinh viên kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Dưới đây là một số môn học tiêu biểu:
a. Các Môn Học Cơ Bản
Nguyên Lý Quản Trị Kinh Doanh: Giúp sinh viên hiểu rõ về cách thức vận hành của doanh nghiệp.
Kinh Tế Vi Mô và Vĩ Mô: Cung cấp kiến thức về các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.
Quản Lý Dự Án: Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các dự án logistics.
b. Các Môn Học Chuyên Ngành
Quản Lý Chuỗi Cung Ứng: Tìm hiểu về cách thiết kế, vận hành và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Quản Lý Kho Bãi và Vận Tải: Học cách quản lý hàng tồn kho, lập kế hoạch vận chuyển và tối ưu hóa không gian kho bãi.
Logistics Quốc Tế: Tìm hiểu về các quy định xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Công Nghệ Trong Logistics: Khám phá cách ứng dụng công nghệ như IoT, AI, và blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng.
Quản Lý Rủi Ro: Học cách nhận diện và giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng.
c. Các Môn Học Thực Hành
Thực Tập Doanh Nghiệp: Sinh viên sẽ được thực tập tại các công ty logistics hoặc sản xuất để áp dụng kiến thức vào thực tế.
Mô Phỏng Chuỗi Cung Ứng: Sử dụng phần mềm mô phỏng để thực hành quản lý chuỗi cung ứng trong các tình huống giả định.
d. Các Môn Học Kỹ Năng Mềm
Kỹ Năng Giao Tiếp và Đàm Phán: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp với đối tác và nhà cung cấp.
Kỹ Năng Lãnh Đạo: Học cách quản lý nhóm và điều phối các hoạt động trong chuỗi cung ứng.
5. Cơ Hội Nghề Nghiệp Sau Khi Tốt Nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong ngành logistics và SCM, bao gồm:
Chuyên Viên Logistics: Quản lý các hoạt động vận chuyển, kho bãi, và phân phối.
Nhà Quản Lý Chuỗi Cung Ứng: Điều phối và tối ưu hóa toàn bộ chuỗi cung ứng.
Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu: Xử lý các thủ tục hải quan và vận chuyển quốc tế.
Chuyên Viên Quản Lý Kho Bãi: Quản lý hàng tồn kho và không gian lưu trữ.
Nhà Tư Vấn Chuỗi Cung Ứng: Cung cấp giải pháp tối ưu hóa cho các doanh nghiệp.
6. Kết Luận
Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung Ứng là một lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự năng động, muốn làm việc trong môi trường quốc tế và có đam mê với công nghệ. Với chương trình đào tạo bài bản và cơ hội nghề nghiệp rộng mở, đây chính là ngành học của tương lai. Nếu bạn đang tìm kiếm một ngành học vừa có tính ứng dụng cao, vừa mang lại nhiều cơ hội phát triển, thì Logistics và Quản lý Chuỗi Cung Ứng chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn!
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất