THÔNG BÁO TUYỂN SINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TUYỂN SINH CÁC NGÀNH
Mã ngành: QHX01 Chỉ tiêu tuyển sinh: 135 Tổ hợp xét tuyển: A01,C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX02 Chỉ tiêu tuyển sinh: 55 Tổ hợp xét tuyển: A01,C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX03 Chỉ tiêu tuyển sinh: 55 Tổ hợp xét tuyển: A01,C00,D01,D04,D78,D83 |
Ngành Đông Nam Á học Mã ngành: QHX04 Chỉ tiêu tuyển sinh: 40 Tổ hợp xét tuyển: A01,D01,D78 |
Mã ngành: QHX05 Chỉ tiêu tuyển sinh: 55 Tổ hợp xét tuyển: A01,D01,D78 |
Mã ngành: QHX06 Chỉ tiêu tuyển sinh: 30 Tổ hợp xét tuyển: C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX07 Chỉ tiêu tuyển sinh: 50 Tổ hợp xét tuyển: A01,C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX08 Chỉ tiêu tuyển sinh: 60 Tổ hợp xét tuyển: C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX09 Chỉ tiêu tuyển sinh: 55 Tổ hợp xét tuyển: A01,C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX10 Chỉ tiêu tuyển sinh: 50 Tổ hợp xét tuyển: C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX11 Chỉ tiêu tuyển sinh: 45 Tổ hợp xét tuyển: A01,C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX12 Chỉ tiêu tuyển sinh: 50 Tổ hợp xét tuyển: D01,D06,D78 |
Mã ngành: QHX13 Chỉ tiêu tuyển sinh: 60 Tổ hợp xét tuyển: C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX14 Chỉ tiêu tuyển sinh: 45 Tổ hợp xét tuyển: A01,C00,D01,D04,D78,D83 |
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Mã ngành: QHX15 Chỉ tiêu tuyển sinh: 70 Tổ hợp xét tuyển: A01,D01,D78 |
Mã ngành: QHX16 Chỉ tiêu tuyển sinh: 65 Tổ hợp xét tuyển: A01,D01,D78 |
Mã ngành: QHX17 Chỉ tiêu tuyển sinh: 65 Tổ hợp xét tuyển: A01,C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX18 Chỉ tiêu tuyển sinh: 55 Tổ hợp xét tuyển: A01,C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX19 Chỉ tiêu tuyển sinh: 85 Tổ hợp xét tuyển: A01,C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX20 Chỉ tiêu tuyển sinh: 45 Tổ hợp xét tuyển: A01,C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX21 Chỉ tiêu tuyển sinh: 45 Tổ hợp xét tuyển: A01,C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX22 Chỉ tiêu tuyển sinh: 45 Tổ hợp xét tuyển: A01,C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX27 Chỉ tiêu tuyển sinh: 45 Tổ hợp xét tuyển: C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX23 Chỉ tiêu tuyển sinh: 70 Tổ hợp xét tuyển: C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX24 Chỉ tiêu tuyển sinh: 60 Tổ hợp xét tuyển: C00,D01,D04,D78,D83 |
Mã ngành: QHX25 Chỉ tiêu tuyển sinh: 65 Tổ hợp xét tuyển: A01,C00,D01,D04,D78,D83 |
Tổ hợp môn xét tuyển
- Tổ hợp khối A01: Toán - Vật lý - Tiếng anh.
- Tổ hợp khối C00: Ngữ văn - Lịch sử - Địa lí.
- Tổ hợp khối D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng anh.
- Tổ hợp khối D04: Ngữ văn - Toán - Tiếng Trung.
- Tổ hợp khối D78: Ngữ văn - Khoa học xã hội - Tiếng anh.
- Tổ hợp khối D83: Ngữ văn - Khoa học xã hội - Tiếng trung.
- Tổ hợp khối D06: Ngữ văn - Toán - Tiếng nhật.
Đối tượng xét tuyển:
- Người đã kết thúc chương trình THPT và tốt nghiệp THPT trong năm ĐKDT; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và có bằng tốt nghiệp THPT; người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành chương trình giáo dục THPT.
Phạm vi xét tuyển:
-Xét tuyển trên cả nước
Phương Thức Xét Tuyển:
Phương thức xét tuyển 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
-Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
-Thí sinh là thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế.
-Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.
-Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
-Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức).
-Thí sinh là người nước ngoài có nhu cầu xét tuyển đại học tại Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN.
* Nhóm đối tượng 2: Xét tuyển thẳng theo quy định đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Học sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên trên cả nước có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
-Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic hoặc Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế;
-Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN;
-Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm;
-Là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia;
-Có điểm trung bình chung học tập mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành đăng ký.
+Học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
-Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN.
-Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm;
-Có điểm trung bình chung học tập từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành đăng ký.
*Học sinh các trường THPT trên toàn quốc có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
-Là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành đăng ký.
-Đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và điểm trung bình chung học tập từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành đăng ký.
*Nhóm đối tượng 3: Ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
-Thí sinh đạt giải khuyến khích trong kỳ thi HSG quốc gia hoặc giải tư trong cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia, có môn thi hoặc đề tài phù hợp với môn thi thuộc các tổ hợp xét tuyển của Trường ĐHKHXH&NV và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành tuyển sinh trong năm.
Phương thức xét tuyển 2: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021
-Xét tuyển thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường ĐHKHXH&NV.
-Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường/ngành và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
-Thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký nhưng mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
-Điểm trúng tuyển xác định theo từng tổ hợp các bài thi/môn thi xét tuyển. Điểm xét tuyển của từng tổ hợp xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có).
-Thí sinh xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đăng ký nguyện vọng xét tuyển cùng với đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lưu ý: Ở phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT, đối với tổ hợp xét tuyển có môn ngoại ngữ, Trường ĐHKHXH&NV chỉ sử dụng kết quả điểm thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ theo quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT.
Phương thức xét tuyển 3:
Xét tuyển các thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực, chứng chỉ quốc tế A-level, SAT, ACT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế .
-Đối tượng 1: Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2021 do Đại Học Quốc gia Hà Nội tổ chức đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường ĐHKHXH&NV quy định.
-Đối tượng 2: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level, trong tổ hợp kết quả 3 môn thi có ít nhất một trong hai môn Toán hoặc Ngữ văn và điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60).
-Đối tượng 3: Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Aptitude Test) đạt điểm từ 1100/1600 trở lên.
-Đối tượng 4: Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36 trở lên.
-Đối tượng 5: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT đạt từ 65 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương khác và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Học Phí Năm 2021 Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn - ĐHQG Hà Nội:
-Các chương trình đào tạo chuẩn (trừ ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn): 980.000đ/tháng (9.800.000đ/năm), tương đương 260.000đ/tín chỉ.
-Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn: 1.170.000đ/tháng (11.700.000đ/năm), tương đương 260.000đ/tín chỉ.
-Các chương trình đào tạo chất lượng cao (thu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo): 3.500.000đ/tháng (35.000.000đ/năm).
🚩Xem thêm: Điểm chuẩn các trường đại học.
Lệ phí xét tuyển:
- Theo quy định của trường và của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định.
🚩Điểm Chuẩn ĐH Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Mới Nhất, Chính Xác NhấtTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV), thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, không chỉ là một cơ sở giáo dục mà còn là biểu tượng rực rỡ của tinh thần cách mạng, sáng tạo và khát vọng vươn xa. Gần 80 năm hình thành và phát triển, từ những ngày đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến thời kỳ hội nhập quốc tế, trường đã khẳng định vị thế như trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn hàng đầu, góp phần xây dựng nên một nền tri thức Việt Nam vững mạnh, hiện đại và đầy bản sắc.
Khởi nguồn từ mùa thu cách mạng
Hành trình của ĐHKHXH&NV bắt đầu từ những ngày đầu đất nước giành độc lập. Ngày 10/10/1945, chỉ hơn một tháng sau Lễ Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Đại học Văn khoa tại Hà Nội, mang theo tầm nhìn đưa khoa học Việt Nam “theo kịp bước các nước tiên tiến trên toàn cầu”. Ngày 15/11/1945, lễ khai giảng năm học đầu tiên được tổ chức tại 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội – một cột mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục đại học Việt Nam dưới chính quyền cách mạng. Từ đây, ngọn lửa tri thức được thắp lên, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước vừa thoát khỏi ách đô hộ.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, trường trải qua những ngày tháng gian khó nhưng đầy kiên cường. Các trung tâm đại học được thành lập tại Việt Bắc, Liên khu IV và thậm chí tại Nam Ninh (Trung Quốc), thể hiện tinh thần bất khuất, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để duy trì sự nghiệp giáo dục. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trường trở về Hà Nội, tiếp tục sứ mệnh đào tạo nhân tài, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ sau này.
Giai đoạn vàng son: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Ngày 4/6/1956, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2183/CP thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội – tiền thân của ĐHKHXH&NV ngày nay. Đây là thời điểm đất nước bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi một nền giáo dục đại học vững mạnh để đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học và xã hội. Năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm cán bộ và sinh viên, động viên trường trở thành ngọn cờ đầu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản.
Từ 1956 đến 1995, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trở thành trung tâm tri thức hàng đầu, nơi hội tụ những tên tuổi lớn như GS. Đặng Thai Mai, GS. Trần Văn Giàu, GS. Đào Duy Anh, GS. Phan Huy Lê, GS. Hà Văn Tấn… Những giáo sư này không chỉ là những nhà khoa học xuất sắc mà còn là những người tiên phong xây dựng nền tảng cho khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam. Đây cũng là nơi nhiều cán bộ, sinh viên đã anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến, để lại những bản hùng ca bất tử, góp phần tô đậm truyền thống yêu nước của trường.
Bước ngoặt lịch sử và sứ mệnh mới
Tháng 9/1995, trên nền tảng các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐHKHXH&NV chính thức được thành lập, trở thành một thành viên quan trọng của Đại học Quốc gia Hà Nội. Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển mình, khi trường không chỉ kế thừa di sản vẻ vang mà còn hướng tới mục tiêu trở thành đại học nghiên cứu tiên tiến, đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và truyền bá tri thức khoa học xã hội nhân văn.
Với sứ mệnh “trung kiên và tiên phong, chuẩn mực và sáng tạo”, ĐHKHXH&NV không ngừng đổi mới để thích nghi với thời đại. Trường đặt mục tiêu đào tạo những thế hệ sinh viên không chỉ giỏi chuyên môn mà còn giàu trách nhiệm xã hội, mang bản sắc Việt Nam ra thế giới. Đây là nơi lý tưởng để nuôi dưỡng tư duy phản biện, khuyến khích sáng tạo và phát triển toàn diện con người Việt Nam hiện đại.
Thành tựu rực rỡ: Vinh quang từ sự cống hiến
Gần 80 năm phát triển, ĐHKHXH&NV đã ghi dấu ấn với những thành tựu đáng tự hào. Năm 2005, kỷ niệm 60 năm truyền thống, trường vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng Lao động từ Chủ tịch nước, khẳng định vai trò trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn nhất nước. Năm 2010, kỷ niệm 65 năm, trường được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, tôn vinh những đóng góp xuất sắc trong giáo dục và khoa học. Đến năm 2015, kỷ niệm 70 năm truyền thống và 20 năm thành lập, trường tiếp tục nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất, ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong giai đoạn 2009-2014.
Những danh hiệu cao quý này không chỉ là phần thưởng mà còn là động lực để trường tiếp tục vươn xa, hướng tới tầm nhìn trở thành đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực và thế giới. Dù đối mặt với nhiều khó khăn, tinh thần đoàn kết, sự dấn thân và khát vọng cống hiến đã giúp ĐHKHXH&NV ngày càng khẳng định vị thế, trở thành cái nôi nuôi dưỡng nhân tài và lan tỏa tri thức nhân văn.
Cơ cấu hiện đại – Đội ngũ tinh hoa
Ngày nay, ĐHKHXH&NV là một hệ thống giáo dục đa dạng với 1 viện đào tạo, 15 khoa, 1 bộ môn trực thuộc, 10 phòng/trung tâm chức năng, 1 viện nghiên cứu, 6 trung tâm đào tạo và nghiên cứu, 3 trung tâm dịch vụ, 1 công ty, 1 bảo tàng, 1 tạp chí và Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn. Với đội ngũ 520 cán bộ viên chức, trong đó 70% là tiến sĩ và 28% là giáo sư/phó giáo sư, trường sở hữu lực lượng trí thức hàng đầu, đảm bảo chất lượng giảng dạy và nghiên cứu.
Hệ thống quản trị của trường đang được hoàn thiện theo hướng hiện đại, hội nhập, tạo điều kiện để sinh viên phát triển toàn diện. Từ các khoa chuyên ngành như Văn học, Lịch sử, Triết học đến các trung tâm nghiên cứu tiên tiến, ĐHKHXH&NV mang đến môi trường học thuật phong phú, nơi lý thuyết gắn liền với thực tiễn, nơi sinh viên được khuyến khích khám phá và sáng tạo.
ĐHKHXH&NV – Nơi chắp cánh ước mơ
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn không chỉ là một ngôi trường mà là một cộng đồng – nơi tri thức, đam mê và trách nhiệm hội tụ. Với bề dày gần 80 năm, trường là nơi những thế hệ trí thức Việt Nam được nuôi dưỡng, từ những ngày đầu cách mạng đến thời kỳ hội nhập. Đây là nơi bạn có thể khám phá bản sắc dân tộc, hiểu sâu về con người và xã hội, đồng thời trang bị hành trang để vươn ra thế giới.
Hãy tưởng tượng một nơi mà bạn không chỉ học để biết mà còn học để thay đổi, để cống hiến và để tỏa sáng. ĐHKHXH&NV chính là nơi ấy – một ngôi trường với truyền thống trung kiên, tinh thần sáng tạo và khát vọng tiên phong. Dù bạn mơ ước trở thành nhà văn, sử học gia, nhà xã hội học hay nhà lãnh đạo, ĐHKHXH&NV đều là bệ phóng để bạn chạm đến thành công. Hãy đến với trường, nơi mỗi bước đi hôm nay là nền tảng cho một tương lai rực rỡ, nơi tri thức nhân văn mở ra cánh cửa đến với thế giới!
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất