• Connect with us:
Thông Tin Tuyển Sinh Đại Học Luật Hà Nội 2025

Thông Tin Tuyển Sinh Đại Học Luật Hà Nội 2025

  • Mã trường:  LPH
  • Ngày thành lập: 10 tháng 11, 1979
  • Điện thoại: 024 3835 2630
  • Website: http://hlu.edu.vn
  • Địa chỉ: 87 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội

THÔNG BÁO TUYỂN SINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

 Đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập thế giới thì nhu cầu về nguồn nhân lực cũng ngày càng được tăng lên theo đó. Với mục tiêu đào tạo được đội ngũ có thể đáp ứng nhu cầu này của xã hội, Đại Học Luật Hà Nội  là trường đại học công lập trữ thuộc Bộ pháp tư Việt nam thông báo tuyển sinh hệ đại học chính quy với các lĩnh vực đào tạo sau:

TUYỂN SINH CÁC NGÀNH

Ngành Luật

Mã ngành: 7380101

Chỉ tiêu tuyển sinh: 1550

Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01, D02, D03, D05, D06

Ngành Luật Kinh tế

Mã ngành: 7380107

Chỉ tiêu tuyển sinh: 300

Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01, D02, D03, D05, D06

Ngành Luật Thương mại quốc tế

Mã ngành: 7380109

Chỉ tiêu tuyển sinh: 200

Tổ hợp xét tuyển: A01, D01

Ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý)

Mã ngành: 7220201

Chỉ tiêu tuyển sinh: 200

Tổ hợp xét tuyển: A01, D01

Tổ hợp môn xét tuyển

- Tổ hợp khối A00: Toán - Vật lý - Hóa học.

- Tổ hợp khối A01: Toán - Vật lý - Tiếng anh.

- Tổ hợp khối C00: Ngữ văn - Lịch sử - Địa lí.

- Tổ hợp khối D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng anh.

- Tổ hợp khối D02: Ngữ văn - Toán - Tiếng Nga.

- Tổ hợp khối D03: Ngữ văn - Toán - Tiếng Pháp.

- Tổ hợp khối D05: Ngữ văn - Toán - Tiếng Đức.

- Tổ hợp khối D06: Ngữ văn - Toán - Tiếng nhật.

2. Đối tượng xét tuyển:

Thí sinh tham gia tuyển sinh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đã tốt nghiệp THPT hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học; Thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học để được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT.

b) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.

Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

Ngoài những điều kiện trên đây, quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau. 

Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận thì Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khỏe.

3. Phạm vi xét tuyển: 

- Tuyển sinh trong cả nước

4.   Phương thức tuyển sinh:

Tuyển thẳng Xét Tuyển theo ngành

– dựa trên kết quả học tập loại giỏi của 3 năm bậc THPT Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành.

6. Chính sách ưu tiên:

- Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh được thực hiện theo quy định của Quy chế Tuyển sinh chính và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển:         

- Theo quy định của ĐHQGHN và của Bộ Giáo dục và Đào tạo

8. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy: 

- Học tại Cơ sở chính Hà Nội: Mức học phí là 220.000 đồng/tín chỉ.

🚩Điểm Chuẩn Đại Học Luật Hà Nội Mới Nhất, Chính Xác Nhất

🚩 Học Phí Đại Học Luật Hà Nội Mới Nhất 

Trường Đại học Luật Hà Nội – Hành trình 45 năm kiến tạo nền tảng pháp lý cho đất nước

Trường Đại học Luật Hà Nội, tiền thân là Trường Đại học Pháp lý Hà Nội, được thành lập vào ngày 10/11/1979 theo Quyết định số 405/CP của Hội đồng Chính phủ. Sự ra đời của trường đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển nền pháp luật cách mạng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có trình độ cao, góp phần xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước pháp quyền. Trải qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Luật Hà Nội đã khẳng định vị thế là cơ sở đào tạo luật hàng đầu của cả nước, đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

Bối cảnh ra đời và sứ mệnh lịch sử

Vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức sau chiến tranh. Tình hình kinh tế - xã hội phức tạp đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ pháp lý có trình độ chuyên môn cao để quản lý nhà nước bằng pháp luật. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác pháp lý, Đảng và Nhà nước đã quyết định thành lập Trường Đại học Pháp lý Hà Nội. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại lễ khai giảng: “Trong việc xây dựng khoa học pháp lý, xây dựng pháp luật và xây dựng thể chế, Trường Đại học Pháp lý có một vị trí quan trọng”.

Trường Đại học Pháp lý Hà Nội được thành lập trên cơ sở thống nhất Khoa Pháp lý của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lý. Với quy mô đào tạo ban đầu từ 1.500 đến 2.000 sinh viên, trường đặt tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Sơn Bình (nay là Hà Nội). Nhiệm vụ chính của trường là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ pháp lý có trình độ đại học và trên đại học, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của ngành tư pháp và các cơ quan nhà nước.

Những dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển

Trong suốt chặng đường hơn 45 năm, Trường Đại học Luật Hà Nội đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, ghi dấu ấn bằng những sự kiện quan trọng:

  • Năm 1982: Trường Trung học chuyên nghiệp Pháp lý I được sáp nhập vào Trường Đại học Pháp lý Hà Nội, mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

  • Năm 1987: Phân hiệu Đại học Pháp lý tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, đánh dấu bước tiến trong việc mở rộng địa bàn đào tạo và đáp ứng nhu cầu cán bộ pháp lý cho khu vực phía Nam. Đây là tiền đề để sau này hình thành Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1996.

  • Năm 1993: Trường Đại học Pháp lý Hà Nội chính thức đổi tên thành Trường Đại học Luật Hà Nội theo Quyết định số 369/QĐ-TC của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Cùng năm đó, trường thành lập Khoa Chuyên tu tại chức và Khoa Đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán, mở ra hướng đào tạo sau đại học.

  • Năm 1994: Tạp chí Luật học ra đời, trở thành diễn đàn khoa học uy tín, thu hút sự tham gia của các nhà nghiên cứu, giảng viên và luật gia trên cả nước.

  • Năm 2019: Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được thành lập, tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo và khẳng định vị thế của trường trong hệ thống giáo dục pháp luật Việt Nam.

Định hướng phát triển và thành tựu nổi bật

Trường Đại học Luật Hà Nội luôn đi đầu trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Với chiến lược phát triển đến năm 2030, trường hướng tới mục tiêu trở thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, trường trọng điểm về đào tạo pháp luật, và trung tâm nghiên cứu tư tưởng pháp lý hàng đầu của Việt Nam, có vị thế trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Trong suốt chặng đường phát triển, trường đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào:

  • Đào tạo hàng chục nghìn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ luật, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan tư pháp, doanh nghiệp và tổ chức xã hội.

  • Xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy chuyên sâu, đóng góp vào sự phát triển của khoa học pháp lý Việt Nam.

  • Hợp tác quốc tế với nhiều trường đại học và tổ chức pháp lý uy tín trên thế giới, mở rộng cơ hội học tập và nghiên cứu cho sinh viên, giảng viên.

  • Được bầu làm Trưởng ban điều hành mạng lưới cơ sở đào tạo luật của Việt Nam nhiệm kỳ 2019 – 2022, khẳng định vai trò dẫn đầu trong hệ thống giáo dục pháp luật.

Cơ sở vật chất và môi trường học tập

Trường Đại học Luật Hà Nội được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu học tập, nghiên cứu và sinh hoạt của sinh viên. Hệ thống thư viện điện tử với hàng nghìn đầu sách, phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị giảng dạy tiên tiến, cùng các phòng thí nghiệm và phòng nghiên cứu chuyên sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên và giảng viên phát huy tối đa năng lực sáng tạo và nghiên cứu khoa học.

Hướng tới tương lai

Với những thành tựu đã đạt được, Trường Đại học Luật Hà Nội tiếp tục phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu pháp luật hàng đầu của Việt Nam và khu vực. Trường cam kết không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, và đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong hành trình hướng tới tương lai, Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ tiếp tục là điểm sáng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo những thế hệ luật gia tài năng, góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển bền vững và công bằng.

Biên Tập: Trần Lê

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

TIN LIÊN QUAN

xem toàn bộ

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.