Tổng Quan Về Ngành Kế Toán
Ngành kế toán làm gì? Ngành kế toán thi khối nào? Ngành kế toán học những môn gì? Các trường đại học có ngành kế toán? Các môn học của ngành kế toán...Các bạn hãy xem thông tin chi tiết tại bài viết này.
Ngành kế toán là một ngành rất phổ biến có cơ hội việc làm cao bởi đây là ngành không thể thiếu trong bất cứ một công ty hay doanh nghiệp nào. Tại bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mọi thông tin cần biết về ngành kế toán như: Ngành kế toán làm gì? Ngành kế toán thi khối nào? Ngành kế toán học những môn gì? Các trường đại học có ngành kế toán? Các môn học của ngành kế toán...Các bạn hãy xem thông tin chi tiết tại bài viết này.
Ngành kế toán là gì
Ngành kế toán nắm giữ vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, có tên tiếng Anh là Accountant ngành kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước … từ đó cung cấp các thông tin tài chính hữu ích và đánh giá hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp.
Ngành kế toán được chia thành 2 loại đó là:
+ Kế toán công: làm việc tại các cơ quan, đơn vị hoạt động không mang tính chất kinh doanh, dịch vụ hay thương mại, không lấy doanh lợi làm mục địch hoạt động như các tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện, cơ quan nhà nước…
+ Kế toán doanh nghiệp: làm việc tại các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại…lấy lợi nhuận trong kinh doanh làm mục tiêu.
Ngành kế toán được chi thành 4 chuyên ngành chính đó là:
+ Kiểm toán .
+ Kế toán doanh nghiệp.
+ Kế toán công.
+ Kế toán tài chính.
Mã ngành Ngành kế toán là: 7340301
Ngành kế toán học những kiến thức gì
-Ngành kế toán sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức về khung pháp lý của kế toán kiểm toán, kiến thức về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế.
-Sinh viên sẽ được học các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán kiểm toán cũng với đó là những kiến thức chuyên ngành như: kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán.
-Được đào tạo chuyên sâu về những công việc như tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
-Ngoài ra sinh viên còn được đào tạo những kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian…
Nghề kế toán làm công việc gì
-Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính tài các công ty doanh nghiệp trong và ngoài nước hay các cơ quan như trường học, bệnh viện…
-Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ tại các sàn giao dịch chứng khoán, tổ chức đầu tư.
-Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính tại các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
-Thanh tra kinh tế, cán bộ phòng nghiên cứu tài chính tại các cơ quan cấp sở, bộ trên cả nước.
-Giảng viên giảng dạy ngành kế toán tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học.
Mức lương Ngành kế toán
Kế toán được đánh giá là ngành có mức thu nhập rất cao, sinh viên mới ra trường sẽ có mức thu nhập từ 5 – 7 triệu, sau khi có kinh nghiệm làm việc trên 3 năm mức thu nhập sẽ khoảng 12 – 15 triệu và còn cao hơn nữa tùy thuộc vào môi trường và quy mô công ty đang làm việc.
Ngành kế toán học trường nào
Dưới đây là danh sách các trường Đại học có ngành kế toán các bạn hãy tham khảo để lựa chọn cho mình ngôi trường phù hợp nhất với năng lực cũng như điều kiện của mình.
Miền Bắc và Hà Nội:
-Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội
-Đại học Ngoại Thương (Cơ Sở Quảng Ninh)
-Đại học Ngoại Thương Hà Nội
-Học viện ngân hàng (Phân viện Bắc Ninh)
-Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
-Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (Cơ Sở Hà Nội)
-Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Thái Nguyên)
-Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Vĩnh Phúc)
-Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội
-Đại học Lao động Xã hội(Cơ Sở Hà Nội)
-Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Sơn Tây)
-Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
-Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
-Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội (Cơ sở Hà Nội)
-Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp (Cơ sở Nam Định)
Miền Trung:
-Trường Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng
-Trường Đại học Kinh tế - ĐH Huế
-Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Miền Nam và Tp. Hồ Chí Minh
-Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM
-Đại học Tài chính - Marketing
-Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
-Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
-ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
-Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
Các khối thi Ngành quản lý xây dựng
Bao gồm 13 khối thi các bạn hãy lựa chọn những khối thi có môn học phù hợp với sở thích và học lực khá trở lên để có được kết quả tốt nhất trong kỳ thi xét tuyển Đại học.
-Khối A00 - Toán, Lý, Hóa
-Khối A01 - Toán, Lý, Anh
-Khối A04 - Toán, Lý, Địa
-Khối A07 - Toán, Sử, Địa
-Khối A16 - Toán, Văn, KHTN
-Khối B00 - Toán, Hóa Sinh
-Khối C01 - Toán, Văn, Lý
-Khối D01 - Toán, Văn, Anh
-Khối D07 - Toán, Hóa, Anh
-Khối D09 - Toán, Sử, Anh
-Khối D10 - Toán, Địa, Anh
-Khối D90 - Toán, KHTN, Anh
-Khối D96 - Toán, Anh, KHXH
Điểm chuẩn Ngành kế toán
Điểm chuẩn ngành kế toán sẽ phụ thuộc vào hình thức tuyển sinh và tổ hợp môn xét tuyển của các trường Đại học. Năm 2020 điểm chuẩn của ngành kế toán dao động từ 18 – 26 điểm.
Các cũng có thể truy cập chuyên mục điểm chuẩn Đại học 2021 để xem điểm chuẩn đại học mới nhất chính xác nhất.
Các môn học của Ngành kế toán
Các môn học của ngành quản lý xây dựng được lấy nguồn từ chương trình đào tạo của trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội các bạn hãy tham khảo.
Các Môn Học |
Kiến thức giáo dục đại cương |
Nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin |
Đường lối cách mạng Đảng cộng sản VN |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Ngoại ngữ (Phần 1 và 2) |
Toán cao cấp |
Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
Pháp luật đại cương |
Tin học đại cương |
Tối ưu hóa |
Kinh tế quốc tế |
Quản trị học |
Kinh tế phát triển |
Kiến thức cơ sở khối ngành |
Kinh tế vi mô I |
Kinh tế vĩ mô I |
Các học phần tự chọn đại cương |
Lịch sử các học thuyết kinh tế |
Marketing căn bản |
Nguyên lý kế toán |
Nguyên lý thống kê kinh tế |
Lý thuyết tài chính tiền tệ |
Luật lao động |
Kiến thức cơ sở ngành |
Nguyên lý thống kê kinh tế |
Marketing căn bản |
Luật kinh tế |
Hành vi tổ chức |
Thị trường tài chính |
Quản trị sản xuất |
Kiến thức ngành |
Kế toán tài chính I |
Kế toán tài chính II |
Kế toán chi phí |
Kế toán quản trị |
Kiểm toán I |
Hệ thống thông tin kế toán I |
Hệ thống thông tin kế toán II |
Kiến thức bổ trợ |
Quản trị tài chính |
Ngoại ngữ chuyên ngành |
Quản trị rủi ro |
Nguyên lý thẩm định giá |
Thanh toán quốc tế I |
Thuế I |
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại |
Tài chính công |
Đầu tư tài chính |
Kiến thức chuyên ngành |
Kế toán tài chính III |
Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp |
Hệ thống thông tin kế toán III |
Kiểm toán II |
Phân tích hoạt động kinh doanh |
Kế toán công |
Kế toán mỹ |
Kế toán ngân hàng |
Lý thuyết kế toán |
Báo cáo ngoại khóa |
Ngành quản lý xây dựng yêu cầu những tố chất gì
- Có trí nhớ cũng với khả năng tính toán tốt: kế toán là công việc gắn liền với những con số, sổ sách, chứng từ, hóa đơn nên nếu không có sự yêu thích, đam mê cũng như thành thạo sắp xếp, tính toán thì bạn mới có thể theo đuổi ngành ngành cũng như hoàn thành những công việc.
-Là người tính trung thực, luôn cần thận, tỉ mỉ luôn đòi hỏi sự chính xác cao trong việc.
-Là người có sức khỏa tốt biết quản lý thời gian và sắp xếp công việc, bởi kế toán là một ngành có áp lực công việc cao.
-Ngoài ra kế toán phải là người có trình độ ngoại ngữ tốt, thông thạo tin học văn phòng đặc biệt là Word, là Excel, Power Point và các phần mềm kế toán thông dụng bởi đây là các công cụ sẽ hỗ trợ người làm nghề kế toán thực hiện những công việc như lên kế hoạch, thực hiện báo cao tài chính…
Những khó khăn vất vả khi theo đuổi ngành kế toán
-Công việc ngành kế toán luôn đòi hỏi tính chính xác cao, tỉ mỉ và cận thận trong tất cả các khâu chính vì vậy mà ngành kế toán sẽ phù hợp hơn với các bạn nữ
-Công việc kế toán có rất nhiều áp lực, luôn phải làm việc với nhiều con số, giấy tờ, số liệu, cùng với đó là áp lực tiến độ…nên rất dễ bị căng thẳng đầu óc, stress….
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về ngành kế toán, qua những thông tin này chắc các bạn đã có cái nhìn toàn diện về ngành học . Chúc các bạn sẽ lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình.
Tìm Hiểu Về Ngành Kế Toán: Đào Tạo, Chương Trình Học Và Cơ Hội Nghề Nghiệp
Kế toán là một trong những ngành nghề quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp hay nền kinh tế nào. Đây là ngành học thu hút nhiều sinh viên bởi tính ứng dụng cao, cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập ổn định. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành kế toán, cách thức đào tạo, chương trình học và những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên sẽ được trang bị.
1. Ngành Kế Toán Là Gì?
Kế toán là quá trình ghi chép, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Thông qua các báo cáo tài chính, kế toán giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh tế hiệu quả, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về thuế và tài chính.
Ngành kế toán được chia thành nhiều lĩnh vực nhỏ hơn, bao gồm:
Kế toán tài chính: Tập trung vào việc lập báo cáo tài chính để cung cấp thông tin cho các bên liên quan như nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế.
Kế toán quản trị: Cung cấp thông tin nội bộ để hỗ trợ nhà quản lý trong việc ra quyết định.
Kế toán thuế: Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định về thuế và tối ưu hóa nghĩa vụ thuế.
Kiểm toán: Kiểm tra và xác minh tính chính xác của các báo cáo tài chính.
2. Đào Tạo Ngành Kế Toán Như Thế Nào?
Ngành kế toán được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp trên cả nước. Thời gian đào tạo thường kéo dài từ 3 đến 4 năm tùy theo hệ đào tạo (cao đẳng hoặc đại học). Các chương trình đào tạo được thiết kế để cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính và kế toán, đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua các bài tập tình huống và thực tập thực tế.
Một số trường đại học nổi tiếng đào tạo ngành kế toán tại Việt Nam bao gồm:
Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Đại học Ngoại thương (FTU)
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH)
Học viện Tài chính (AOF)
3. Chương Trình Học Ngành Kế Toán
Chương trình đào tạo ngành kế toán được thiết kế khoa học, bao gồm các môn học từ cơ bản đến chuyên sâu. Dưới đây là một số môn học tiêu biểu mà sinh viên kế toán sẽ được học:
a. Các Môn Học Cơ Bản
Nguyên lý kế toán: Cung cấp kiến thức nền tảng về các nguyên tắc kế toán, cách ghi chép và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Kinh tế vi mô và vĩ mô: Giúp sinh viên hiểu về hoạt động của nền kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Luật kinh tế: Trang bị kiến thức về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh và tài chính.
b. Các Môn Học Chuyên Ngành
Kế toán tài chính: Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Kế toán quản trị: Tập trung vào việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý, bao gồm dự toán ngân sách, phân tích chi phí và định giá sản phẩm.
Kế toán thuế: Giúp sinh viên hiểu về các loại thuế, cách tính thuế và lập báo cáo thuế.
Kiểm toán: Đào tạo kỹ năng kiểm tra và đánh giá tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính.
Hệ thống thông tin kế toán: Giới thiệu về các phần mềm kế toán như SAP, MISA, Fast Accounting.
c. Các Môn Học Bổ Trợ
Quản trị học: Cung cấp kiến thức về quản lý doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp: Giúp sinh viên hiểu về cách quản lý vốn, đầu tư và phân tích tài chính.
Phân tích báo cáo tài chính: Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích các chỉ số tài chính.
d. Thực Hành Và Thực Tập
Sinh viên sẽ được thực hành trên các phần mềm kế toán phổ biến, tham gia các bài tập tình huống và thực tập tại các doanh nghiệp để tích lũy kinh nghiệm thực tế.
4. Kỹ Năng Và Tố Chất Cần Có Để Thành Công Trong Ngành Kế Toán
Để thành công trong ngành kế toán, sinh viên cần trang bị những kỹ năng và tố chất sau:
Tư duy logic và khả năng phân tích: Kế toán đòi hỏi sự chính xác và khả năng xử lý số liệu nhanh nhạy.
Kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán: Thành thạo các công cụ hỗ trợ như Excel, phần mềm kế toán là yêu cầu bắt buộc.
Tính cẩn thận và trung thực: Kế toán liên quan đến tiền bạc và tài chính, vì vậy sự cẩn thận và trung thực là yếu tố quan trọng.
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Kế toán viên cần phối hợp với nhiều bộ phận khác trong doanh nghiệp.
5. Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Ngành Kế Toán
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành kế toán có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau, bao gồm:
Kế toán viên: Làm việc tại các phòng kế toán của doanh nghiệp.
Kiểm toán viên: Làm việc tại các công ty kiểm toán độc lập hoặc bộ phận kiểm toán nội bộ.
Chuyên viên tư vấn thuế: Tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề liên quan đến thuế.
Quản lý tài chính: Đảm nhận vai trò quản lý tài chính tại các doanh nghiệp.
Mức lương của ngành kế toán khá hấp dẫn, dao động từ 8-15 triệu đồng/tháng đối với sinh viên mới ra trường và có thể lên đến 30-50 triệu đồng/tháng đối với các vị trí quản lý.
6. Xu Hướng Phát Triển Của Ngành Kế Toán
Với sự phát triển của công nghệ, ngành kế toán đang trải qua nhiều thay đổi lớn. Các phần mềm kế toán tự động và trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần thay thế các công việc thủ công, đòi hỏi kế toán viên phải không ngừng cập nhật kiến thức và kỹ năng mới. Ngoài ra, xu hướng hội nhập quốc tế cũng mở ra nhiều cơ hội cho kế toán viên làm việc trong môi trường đa quốc gia.
Kết Luận
Ngành kế toán là một lựa chọn nghề nghiệp ổn định và có tiềm năng phát triển lớn. Với chương trình đào tạo bài bản, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Nếu bạn yêu thích con số, có tư duy logic và mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, ngành kế toán chính là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Hãy bắt đầu hành trình chinh phục ước mơ của mình ngay hôm nay!
PL.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất